1. KHÍ CO2 & HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ?
Carbon dioxide (CO2) là khí nhà kính quan trọng nhất của Trái Đất. Khí CO2 sinh ra từ quá trình khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch (như than, dầu và khí tự nhiên), từ cháy rừng và các quá trình tự nhiên như núi lửa phun trào. Hiệu ứng nhà kính là một quá trình làm nóng tự nhiên bề mặt Trái đất. Khi năng lượng của Mặt trời đến bầu khí quyển của Trái đất, một phần của nó được phản xạ trở lại không gian và một phần được hấp thụ và tái bức xạ bởi các khí nhà kính. Năng lượng hấp thụ làm ấm bầu khí quyển và bề mặt Trái đất. Quá trình này duy trì nhiệt độ Trái đất ở mức ấm hơn khoảng 33oC so với nhiệt độ bình thường, cho phép sự sống trên Trái đất tồn tại. Nếu không có carbon dioxide, hiệu ứng nhà kính tự nhiên của Trái đất sẽ quá yếu để giữ cho nhiệt độ bề mặt toàn cầu trung bình trên mức đóng băng.
2. NGUỒN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO LĨNH VỰC
2.1. Nguyên nhân
Dù khí thải CO2 đến từ nhiều nguồn tự nhiên khác nhau, nhưng lượng khí thải liên quan đến con người đã là nguyên nhân chính dẫn đến tăng lượng CO2 trong bầu khí quyển, một tình trạng gia tăng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Hoạt động chính của con người thải ra CO2 là đốt nhiên liệu hóa thạch (than, khí tự nhiên và dầu) để lấy năng lượng và vận chuyển.
2.2. Tại Việt Nam
Theo thống kê, tại Việt Nam, ngành công nghiệp năng lượng phát thải KNK nhiều nhất, kế đến là các ngành công nghiệp xây dựng, nông nghiệp. Theo BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN (Lần thứ 3) gửi Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu năm 2020 của Bộ TNMT, kết quả kiểm kê quốc gia KNK của Việt Nam năm 2016 là 316.734,96 nghìn tấn CO2 tđ. Trong đó, lĩnh vực Năng lượng phát thải cao nhất ở mức 205.832,20 nghìn tấn CO2 tđ, kế đó là lĩnh vực IPPU (46.094,64 nghìn tấn CO2 tđ), AFOLU (44.094,64 nghìn tấn CO2 tđ) và cuối cùng là lĩnh vực Chất thải (20.738,38 nghìn tấn CO2 tđ).
Mức phát thải CO2 theo lĩnh vực tại Việt Nam qua các năm 2010, 2014, 2016 (đơn vị: nghìn tấn CO2 tđ)
3. LỘ TRÌNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
3.1. Định hướng chung
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động phát thải KNK của mình để đảm bảo thành công lâu dài trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, đồng thời để chuẩn bị tốt cho việc ĐÁP ỨNG CÁC CHÍNH SÁCH KHÍ HẬU CỦA CÁC NHÃN HÀNG QUỐC TẾ, QUỐC GIA HOẶC KHU VỰC. Những năm gần đây, đã có nhiều các tổ chức có tư duy tiến bộ đã bắt đầu TỰ NGUYỆN kiểm kê KNK và tuyên bố kết quả phát thải KNK với mục đích như quản lý rủi ro, giảm chi phí, bảo vệ thương hiệu và thu hút nguồn vốn đầu tư có trách nhiệm với xã hội.
Theo đó, trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải KNK so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Và đến năm 2050, mục tiêu trở thành quốc gia đạt PHÁT THẢI RÒNG BẰNG “0” – NET ZERO THEO CAM KẾT TẠI HỘI NGHỊ COP 26.
3.2. Kế hoạch thực hiện
Để giải bài toàn giảm phát thải CO2, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê KNK. Theo đó, có 6 lĩnh vực phải kiểm kê bao gồm:
1. Năng lượng
2. Giao thông vận tải
3. Xây dựng
4. Các quá trình công nghiệp IPPU
5. Nông, lâm nghiệp và sử dụng đất AFOLU
6. Chất thải
Kiểm kê khí nhà kính (Khoản 6 Điều 11 - Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ô-dôn) với cơ sở cần phải:
a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023;
b) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơsở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II gửi UBND cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩmđịnh;
c) Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.
Lộ trình thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo Quy định của pháp luật
4. MECIE CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BÁO CÁO PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO ISO 14064-1
4.1. MECIE VIỆT NAM cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính
Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ô-dôn và theo tiêu chuẩn ISO 14064-1. Các hoạt động bao gồm:
1. Khảo sát doanh nghiệp nhằm xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê
2. Xác định các hoạt động phát thải; thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê.
3. Định lượng phát thải.
4. Kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở.
5. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Hoạt động kiểm kê KNK được MECIE VIỆT NAM thực hiện cho 3 phạm vi (tính theo CO2 tương đương). Cụ thể như sau:
Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp
Phạm vi phát thải 1 là trực tiếp nhất. Chúng bao gồm khí thải từ tất cả năng lượng được sản xuất tại hiện trường như đốt nhiên liệu, xe cộ của công ty và khí thải rò rỉ.
Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp liên quan đến năng lượng
Phát thải phạm vi 2 vượt ngoài tầm kiểm soát tức thời của công ty; chúng đến từ nguồn điện hoặc nhiệt mà công ty mua để duy trì hoạt động cho các cơ sở của mình.
Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp khác
Phát thải gián tiếp bao gồm cả các hoạt động ở khâu thượng nguồn (phát thải liên quan đến các sản phẩm được mua bới một công ty) và các hoạt động ở khâu hạ nguồn (những hoạt động liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp bán).
Phạm vi kiểm kê khi nhà kính theo ISO 14064-1
4.2. MECIE VIỆT NAM cam kết thực hiện kiểm kê khí nhà kính
1. Đội ngũ chuyên gia có đầy đủ bằng cấp và chứng nhận, hoạt động > 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm kê năng lượng, môi trường.
2. Kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp với Doanh nghiệp
3. Dịch vụ nhanh chóng, chất lượng
4. Có khả năng xử lý tốt công việc với các Cơ quan ban ngành.
4.3. MECIE VIỆT NAM tại các dự án kiểm kê đã thực hiện
- Công ty TNHH Luyện kim Thăng Long – Bình Phước
- Công ty cổ phần Toàn Thắng – TP. Hải Phòng.
- Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng – TP. Hải Phòng.
- Công ty TNHH Tân Thuận Phong – TP. HCM.
- Công ty TNHH Thương mại và xây dựng An Sinh – Quảng Nam.
- Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan – Đồng Nai.
- Công ty Sài Gòn Xanh – TP. HCM.
- Công ty TNHH Thương Mại Môi trường Thiên Phước – Đồng Nai.
- Công ty cổ phần môi trường Miền Đông – Bình Phước.
- Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam – TP. Hà Nội
- Công ty MTV Xi măng Vicem Hải Phòng – TP. Hải Phòng.
- Công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận – Ninh Thuận.
….. Cùng hơn 30 doanh nghiệp khác
Nếu Doanh nghiệp cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến thực hiện KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK), hãy liên hệ MECIE VIỆT NAM để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
CÔNG TY TNHH MÁY
VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT – MÔI TRƯỜNG MECIE
☎
|
Hotline:
|
0965.355.519
|
✉
|
Email:
|
[email protected]
|
|
Địa
chỉ:
|
|
|
KV
Miền Bắc:
|
Tầng
5, tòa nhà Nam Hải Lakeview, Lô 1/9A, KCN Vĩnh Hoàng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
|
|
KV
Miền Nam:
|
Số
3, đường 7, KDC Cityland, Quận Gò Vấp, TP.HCM
|
|
KV
Miền Tây:
|
Số
34 đường Trần Bình Trọng, Phường 5, Khóm 5, TP.Cà Mau
|